Bệnh đậu mùa: Nguyên nhân, phân loại, triệu chứng và cách phòng ngừa
-
20 Tháng 9, 2024
-
163
Bệnh đậu mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng như sốt cao 40 độ, đau lưng, mệt mỏi,… Người mắc loại bệnh này nếu không được cách ly và chăm sóc y tế kịp thời sẽ lây lan nhanh, có diễn tiến nặng và nguy cơ dẫn đến tử vong. Trong bài viết dưới đây, cùng ONCARE tìm hiểu về loại bệnh lý này nhé.
Mục lục
Toggle1. Thế nào là bệnh đậu mùa?
Bệnh đậu mùa (Variola) là loại bệnh truyền nhiễm do virus gây ra với các đặc điểm như sốt, phát ban,… và có tỷ lệ tử vong cao. Khi virus đậu mùa tấn công vào cơ thể, chúng ủ bệnh trong khoảng 7-17 ngày. Sau khoảng 10-14 ngày nhiễm virus, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như sốt đột ngột, sốt cao 40 độ, đau đầu, mệt mỏi rã rời, đau lưng dữ dội, nôn mửa,…
Sau đó, những nốt phát ban sẽ xuất hiện trên bàn tay, mặt, cẳng tay và lan dần khắp cơ thể. Chỉ trong 1-2 ngày, các nốt ban đỏ phát triển thành hạt mụn nước nhỏ, thời gian đầu chứa đầy dịch trong và chuyển thành mủ. Các nốt mụn nước có thể phát triển trong màng nhầy của mũi và miệng. Từ 8-9 ngày, các hạt mụn nước đóng vẩy rồi rụng và để lại sẹo tròn, sâu.
2. Phân loại bệnh đầu mùa như thế nào?
Bệnh đậu mùa có 2 thể dịch tễ học lâm sàng gồm bệnh đậu mùa nhẹ (Alastrim) và bệnh đậu mùa nặng (Smallpox). Tuy nhiên, nếu chỉ dựa trên các triệu chứng thì không thể phân biệt được 02 loại thể này.

2.1. Bệnh đậu mùa nặng (Smallpox)
Smallpox do chủng virus Variola Major gây ra với tỷ lệ vong cao. Người chưa tiêm vắc xin phòng đậu mùa có nguy cơ tử vong lên đến 40% khi mắc trong thời gian từ ngày thứ 2 đến tuần thứ 2 của bệnh.
Người mắc bệnh đậu mùa nặng thường có triệu chứng như kiệt sức, chảy máu dưới da, niêm mạc, tử cung,… Đặc biệt, người mang thai mắc đậu mùa có nguy cơ tử vong cao hơn.
2.2. Bệnh đậu mùa nhẹ (Alastrim)
Bệnh đậu mùa nhẹn do chủng virus Variola Minor (còn được gọi là Variola Alastrim) gây ra. Virus Variola Minor tấn công thường gây phát ban ở mặt rồi lan dần ra tay, chân và toàn thân (chủ yếu ở vùng mặt). Tương tự với bệnh đậu mùa nặng, bệnh đậu mùa nhẹ cũng có biểu biện khởi phát cấp tính như sốt cao, đau đầu, đau lưng,…
Tuy nhiên, Alastrim nhẹ thường gây ra tổn thương bề ngoài và nhanh lành hơn bệnh đậu mùa nhẹ.
3. Người mắc bệnh đậu mùa có triệu chứng gì?
Bệnh đậu mùa có nhiều triệu chứng khác nhau tùy theo thể lâm sàng của bệnh. Dưới đây là triệu chứng cụ thể cho từng thể bệnh bạn cần lưu ý.

– Triệu chứng khi mắc bệnh đậu mùa khỉ
Bệnh đậu mùa khỉ thuộc nhóm bệnh đậu mùa nhẹ có các triệu chứng như sốt nhẹ và có phát ban. Bệnh có khả năng lây lan và phải được thực hiện biện pháp cách lý.
– Triệu chứng bệnh đầu mùa thể thông thường
Thời gian ủ bệnh trong khoảng 10-14 ngày. Triệu chứng của bệnh đậu mùa thể thông thường gồm sốt cao đột ngột, tiêu chảy, đau lưng, đau đầu dữ dội và mệt mỏi.
Trong khoảng 24 giờ sau triệu chứng đầu tiên, xuất hiện phát ban ở mặt rồi lan dần đến tay, chân. Các nốt phát ban chuyển thành mụn chứa dịch từ ngày 4-5 và thành mụn mủ vào ngày thứ 7. Trong thời gian mụn mủ, tình trạng sốt có thể tái phát với các triệu chứng như nhức đầu, mê sảng, mạch nhanh và huyết áp thấp.
– Triệu chứng bệnh đậu mùa ác tính
Người mắc loại bệnh này có triệu chứng gồm sốt cao, mệt mỏi, đau bụng, nôn mửa, đau đầu. Các nốt phát ban xuất hiện và lan đến niêm mạc họng gây viêm loét nghiêm trọng. Sau thời gian, mụn phát triển thành mụn nước rồi thành mụn mủ sâu và có thể để lại sẹo khi đóng vảy, tróc ra. Nếu không được can thiệp y tế kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
– Triệu chứng bệnh đậu mùa xuất huyết
Người bệnh bị tổn thương da và xuất huyết niêm mạc, nghiêm trọng hơn như suy tim, chảy máu, ức chế tủy xương là triệu chứng của bệnh đậu mùa xuất huyết. Đây là thể của đậu mùa có tỷ lệ tử vong cao, có thể tử vong chỉ trong 5-6 ngày hoặc thậm chí 3-4 ngày.
Đồng thời, người bệnh dễ bị nhiễm vi khuẩn khác trên nền sức khỏe yếu và hệ miễn dịch bị suy giảm, làm tăng nguy cơ tử vong.
Với mỗi thể của bệnh yêu cầu một mức độ chăm sóc và điều trị khác nhau. Do vậy, người mắc bệnh đậu mùa cần được theo dõi chặt chẽ để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.
4. Nguyên nhân gây bệnh đậu mùa
Bệnh đậu mùa là bệnh do virus Variola gây ra. Variola là virus thuộc loài Orthopoxvirus có dạng hình chữ nhật với kích thước khoảng 280-320nm x 200-250nm. Virus đậu mùa có khả năng tồn tại ở môi thường bên ngoài nhiều tháng, đặc biệt trong điều kiện thời tiết lạnh và khô.

Virus thường lây truyền trực tiếp từ người sang người thông qua giọt bắn (nước bọt) khi người mắc bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Một số trường hợp virus Variola lây xa hơn thông qua hệ thống thông gió trong toà nhà và khiến những người sinh sống ở đây bị nhiễm bệnh. Thậm chí, virus có thể bám lên quần áo và khiến người tiếp xúc bị nhiễm bệnh đậu mùa.
5. Biến chứng của bệnh đậu mùa
Bệnh đậu mùa là bệnh nguy hiểm mà nếu không được theo dõi sức khoẻ kỹ lưỡng thì bệnh có nguy cơ diễn tiến nặng và gây tử vong. Đặc biệt, các tình trạng nặng thường xảy ra ở người bị suy giảm miễn dịch và phụ nữ mang thai.
Người bệnh sau khi khỏi, người bệnh thường có những vết sẹo tròn và sâu ở vùng tay, mặt, chân. Nhiều người bệnh sau khi khỏi bệnh đậu mùa còn bị mù. Ngoài ra, bệnh còn gây ra các biến chứng như:
– Nhiễm khuẩn thứ phát trên da với triệu chứng ngứa, lở loét,… phải điều trị bằng kháng sinh dạng thuốc mỡ, thuốc viên hoặc dung dịch theo chỉ định của bác sĩ;
– Viêm giác mạc và loét mạc dẫn đến mù loà, di chứng ảnh hưởng đến suốt cuộc đời người bệnh;
– Viêm khớp do virus và viêm tuỷ xương;
– Viêm phổi do vi khuẩn;
– Viêm tinh hoàn, viêm não.
6. Cách phòng ngừa bệnh đậu mùa
Bệnh đậu mùa là loại bệnh lý có tốc độ lây lan nhanh chóng và nhiễm bệnh với triệu chứng nặng, có nguy cơ tử vong. Nhiều trường hợp dù đã khỏi bệnh nhưng cơ thể, khuôn mặt xuất hiện nhiều vết sẹo tròn, sâu và ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Hơn nữa, virus gây bệnh này có thể tồn tại ngoài môi trường lên đến vài tháng và chỉ cần tiếp xúc với quần áo, virus cũng khiến bạn nhiễm bệnh.
Thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân, thường xuyên có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để có hệ miễn dịch khoẻ mạnh sẽ giúp bạn giảm được nguy cơ mắc bệnh đậu mùa. Khi tiếp xúc không an toàn (không đeo khẩu trang, mang găng tay) với nguồn bệnh, nên tiêm vắc xin trong khoảng 3-4 ngày để giảm nguy cơ bệnh diễn tiến nặng hoặc ngăn chặn bệnh lây lan, hạn chế bùng dịch. Đồng thời, người bệnh nên tự cách ly và thông báo với cơ sở y tế địa phương để quản lý dịch tễ và tránh lây lan dịch bệnh.
Khi cơ thể xuất hiện các nốt phát ban, mụn nước, mụn mủ thì nên đeo khẩu trang, găng tay, áo choàng,… và đến các cơ sở y tế để được chăm sóc, điều trị. Trong trường hợp chuyển viện, người bệnh nên dùng khẩu trang y tế để che mũi miệng và giảm nguy cơ lây lan tối đa. Trường hợp dịch bệnh đậu mùa bùng phát, người mắc bệnh cần được cách ly để kiểm soát virus.
Trên đây là toàn bộ thông tin tìm hiểu về phân loại, triệu chứng của bệnh đậu mùa. Hy vọng với những nội dung hữu ích trên sẽ giúp bạn nhận biết được các triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh đậu mùa cho bản thân và cả gia đình, bạn bè xung quanh nhé.