Bệnh đậu mùa khỉ: Dấu hiệu, triệu chứng và cách xử lý
-
17 Tháng 9, 2024
-
101
Bệnh đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và hiếm gặp ở người. Tuy nhiên, hiện nay các bệnh đang bùng phát với diễn biến vô cùng phức tạp. Trong bài viết dưới đây, cùng ONCARE tìm hiểu về dấu hiệu nhận biết, triệu chứng và cách xử lý bệnh đậu mùa khỉ nhé.
Mục lục
Toggle1. Bệnh đậu mùa khỉ là gì?
Bệnh đậu mùa khỉ (Monkey pox) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus đậu mùa khỉ – họ hàng của virus đậu mùa – vốn đã bị xóa sổ vào năm 1980. Đây là bệnh truyền nhiễm hiếm gặp ở người nhưng trong thời gian gần đây đã và đang bùng phát trở lại ở các quốc gia trên thế giới với diễn biến vô cùng phức tạp.
1.1. Nguyên nhân gây bệnh đậu mùa khỉ ở người
Từ dữ liệu điều tra dịch tễ, nguyên nhân gây bệnh đậu mùa khỉ là do virus đậu mùa khỉ thuộc thuộc giống Orthopoxvirus trong họ Poxviridae. Virus này có 02 chủng chính là Congo và Tây Phi, trong đó chủng Congo thường gây bệnh nặng, có tỷ lệ tử vọng khoảng 10%.
Virus đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu vào năm 1958 trong hai đợt bùng dịch phát bệnh giống thủy đậu xảy ra ở những con khỉ trong phòng thí nghiệm. Do vậy, bệnh được đặt tên là bệnh đậu mùa khỉ (tên Tiếng Anh: Mokey pox). Virus này có thể lây sang người nhưng con người không phải là ổ chứa tự nhiên của virus.

1.2. Thời gian ủ bệnh đậu mùa khỉ
Theo WHO – Tổ chức Y tế Thế giới, sau khi xâm nhập vào cơ thể con người, thời gian ủ bệnh đậu mùa khỉ có thể từ 6-13 ngày hoặc dài hơn khoảng 5-21 ngày. Sau đó, các triệu chứng đầu tiên của bệnh sẽ xuất hiện, gồm nhiều dấu hiệu giống bệnh đậu mùa như sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, ớn lạnh, kiệt sức và xuất hiện các tổn thương lan rộng trên da, nổi mủ, vỡ ra.
Lưu ý, tuy thời gian đầu người bệnh không thể hiện rõ triệu chứng những vẫn có thể lây virus đậu khỉ sang cho người khác.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh đầu mùa khỉ (Mokey pox)
Hiện tại, triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ đang được theo dõi để làm rõ. Trước tiên, nguy cơ lây bệnh được xác định có thể do giọt bắn ở đường hô hấp. Khi sống chung hoặc dùng chung đồ với người bệnh thì bạn có nguy cơ mắc bệnh cao. Nhưng những trường hợp đượ ghi nhận mắc đậu mùa khỉ hiện tại chủ yếu nằm ở trẻ em.

Nếu như dịch Covid19 có nguy cơ lây nhiễm đến từ giọt bắn thì bệnh đậu mùa khỉ lại lây nhiễm qua tiếp xúc gần hoặc dùng chung đồ với người nhiễm bệnh. Chính vì thế, nếu phát hiện người nhiễm đậu mùa khỉ, bạn cần tránh sử dụng chung đồ cá nhân hay giường ngủ với người nhiễm bệnh.
Dựa trên những phân tích y khoa, bệnh đầu mùa khỉ lây nhiễm qua 3 con đường chính gồm:
– Qua vết xước, vết căn mà động vật đã nhiễm virus cắn;
– Qua đường tiêu hóa: Người ăn thịt động vật đang nhiễm bệnh đậu mùa khỉ;
– Tiếp xúc gần với người nhiễm đậu mùa khỉ.
Theo các tổ chức y tế, nguyên nhân bùng phát dịch bệnh đầu mùa khỉ có 3 đặc điểm bất thường dễ nhận thấy như:
– Bệnh nhân chưa đi đến khu vực xác định có người mắc bệnh đầu mùa khỉ nhiều;
– Có nguy cơ lây nhiễm khi thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tình dục;
– Bệnh lây lan nhanh, chỉ trong thời gian ngắn.
Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ để nhận biết như sốt cao, đau cơ, phát ban, hạch bạch huyết,… Thông thường, bệnh có thể kéo dài 2-4 tuần và triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện sau khi cơ thể nhiễm virus từ 5-21 ngày.
Hầu hết, các ca mắc đậu mùa khỉ ghi nhận đều thấy rằng biểu hiện ban đầu là sốt, đau đầu, sung hạch bạch huyết, ớn lạnh và kiệt sức. Với người bệnh đã khởi phát cơn sốt đều nổi ban kèm ngứa ngáy 1-3 ngày. Song song với tổn thương da là tổn thương đường hô hấp hay niêm mạc tại mắt, mũi, miệng của người bệnh.
Phát ban nổi trên mặt đầu tiên rồi lan rộng dần sang các bộ phận còn lại trên cơ thể. Ban đầu, mụn có mủ nước sẽ chỉ xuất hiện lưa thưa, nhưng sau đó sẽ phát tán và nhiều số nốt lên. Bên trong mỗi nốt mụn chứa đầy dịch mủ. Khi điều trị tốt, chúng sẽ dần đóng vảy và tiêu biến dần cho đến khi hồi phục hoàn toàn.
3. Nguy cơ, triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ báo hiệu dịch bệnh nguy hiểm
Tính đến nay, các bác sĩ, tổ chức y tế vẫn chưa nắm rõ hoàn toàn về mức độ lây lan và sự nguy hiểm của bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, các chính sách y tế vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh để chủ động phòng ngừa và ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh ở những người khỏe mạnh.
Theo các tổ chức y tế, hiện nay chưa có giải pháp điều trị đặc trị nào dành cho bệnh đậu mùa khỉ. Hơn thế nữa, con đường lây lan nguy hiểm được nghi ngờ là qua đường tình dục chứ không phải nước bọt, hệ hô hấp. Điều này đáng lo ngại bởi nó ảnh hưởng tới các cặp đôi đồng tính nhiều hơn.
Vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và điều chế. Các vắc xin sẽ tiếp tục được phân tích thêm và thí nghiệm để có nhiều dữ liệu nghiên cứu. Khi vắc xin đảm bảo hiệu quả lẫn an toàn thì sẽ tiến hành sử dụng cho con người.
4. Cách phòng ngừa và xử lý bệnh đậu mùa khỉ khi phát hiện triệu chứng
Biện pháp cách ly và tiến hành vệ sinh đang là phương án phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ phổ biến. Theo nghiên cứu thì sau khoảng 2-4 tuần thì người mắc bệnh sẽ giảm nhẹ triệu chứng và tự khỏi bệnh. Tuy nhiên, khi nhiễm bệnh bạn vẫn cần đi khám và sử dụng thuốc chống virus theo chỉ định của bác sĩ để ngăn chặn sự tiến triển nặng hơn của bệnh.

Triệu chứng của bệnh đậu muafkhir gây tổn thương nghiêm trọng trên da. Bởi bệnh còn mới và chưa có biện pháp đặc trị nên bạn cần chú ý phòng ngừa theo chỉ định của Bộ Y tế để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn về bệnh đậu mùa khỉ. Hy vọng với những thông tin hữu ích ở trên sẽ giúp bạn đọc nhận biết được các dấu hiệu, triệu chứng và cách xử lý bệnh đậu mùa khỉ khi không may nhiễm bệnh nhé.